Ngày nay, có nhiều bố mẹ áp dụng phương pháp luyện ngủ không nước mắt để giúp trẻ tự ngủ thành công và hạn chế trường hợp để trẻ khóc một mình trong phòng. Trước khi bắt đầu phương pháp này, bố mẹ hãy xem qua những hướng dẫn dưới đây để áp dụng thành công phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho bé nhé!
1. Phương pháp luyện ngủ không nước mắt là gì?
Phương pháp luyện ngủ không nước mắt được nhiều bố mẹ áp dụng
Như đúng tên gọi của nó, phương pháp luyện ngủ không nước mắt là khi trẻ buồn ngủ, bố mẹ sẽ dỗ dành, vỗ về và ở bên cạnh trấn an con thay vì để bé khóc. Sau đó, bố mẹ sẽ rời khỏi phòng của con. Nếu bé tỉnh giấc lúc nửa đêm, bố mẹ tiếp tục an ủi, vỗ về để con tự ngủ lại và tránh trường hợp con khóc quá lâu.
Thời gian bố mẹ bên cạnh con, âu yếm và vỗ về chính là thời gian vàng để bố mẹ và con gắn kết hơn khi áp dụng phương pháp này. Giữa mẹ và con cùng nhau chia sẻ những giây phút ấm áp và hành động nhẹ nhàng cho nhau. Hơn thế nữa, bố mẹ cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng hiểu nhu cầu của con và đáp ứng kịp thời, đúng lúc.
>>> Hướng dẫn: Ngủ đúng cách <<< |
2. Khi nào có thể áp dụng phương pháp luyện ngủ này cho bé?
- Từ ngày đầu mới sinh hoặc sau khi tuần trăng mật kết thúc (6-8 tuần).
- Áp dụng cả giấc đêm và giấc ngày.
- Bắt đầu kế hoạch luyện ngủ từ giấc ngủ ngắn đầu tiên của ngày.
3. Thực hiện phương pháp ngủ không nước mắt với 10 bước đơn giản
Bước 1
Đầu tiên, ba mẹ cần tập cho bé ăn no và tập phân biệt ngày đêm. Bằng cách cho bé tập làm quen với việc đi ngủ mà không cần phải mút ti giả, ti mẹ hoặc ti bình, để làm được việc này cần cho bé ăn no để bé không cần đến mút ti khi ngủ. Nếu bé chưa bỏ được cách ăn lắt nhắt, mẹ hãy dạy bé học cách ăn no trong vài lần và chia theo cử.
Bước 2
Điều quan trọng mẹ cần làm là theo dõi và ghi nhận nhật ký ngủ của bé, đảm bảo bé đã sinh hoạt theo một trình tự ổn định. Cho bé ngủ ngày đủ giấc với giờ giấc hợp lý, dựa vào tín hiệu buồn ngủ và thời gian ngủ theo lứa tuổi, theo nhật ký ngủ của bé. Trước khi đi ngủ, cần giảm thiểu các kích thích, hoạt động mạnh trước khi đi ngủ đối với cả ngủ ngày và đêm.
Bước 3
Để bé thoải mái và an tâm đi vào giấc ngủ, mẹ nên quấn chặt (swaddle) và cho bé ngủ ở nôi hoặc cũi nhỏ. Nếu là ngủ ngày, mẹ có thể cho bé ngủ trên ghế rung hoặc xe đẩy nằm. Trước đó, mẹ nhớ thay bỉm sạch sẽ và chuẩn bị phòng ngủ yên tĩnh cho bé.
Bước 4
Tạo ra âm thanh và mùi hương. Mẹ có thể giả tiếng tim đập nhưng tiếng bé được đập trong bụng mẹ hoặc bật nhạc nhẹ cho bé nghe và đắp chân, dùng khăn có mùi hương của mẹ. Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ôm hoặc nắm trong tay một vật nào để trấn an để cho bé vào giấc ngủ dễ dàng. Lưu ý, mẹ chỉ nên dùng vật trấn an cần an toàn, mềm mại như gấu được làm bằng vải lưới, gấu bông có chất liệu an toàn.
Mẹ có thể cho bé ôm một vật mềm và an toàn khi đi ngủ
>>> Tham khảo lợi ích và hướng dẫn: Uống mật ong trước khi đi ngủ <<< |
Bước 5
Mẹ đọc tín hiệu buồn ngủ của bé và đặt bé vào giường ngay khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Nếu bé buồn ngủ rất muộn, mẹ hãy dịch chuyển giờ sớm hơn mỗi ngày 5 phút. Mẹ tạo ra một (hoặc những) từ khóa báo hiệu cho bé biết đã đến giờ đi ngủ, ví dụ như từ “ầu ơ dí dầu” “Shù shù, ngủ đi con, đến giờ ngủ rồi” hoặc “ngủ ngon, Shù shù, chúc con ngủ ngon” một cách ngắn gọn, đơn giản, lặp đi lặp lại nhiều lần. Mẹ có thể kết hợp cùng tiếng ồn trắng với âm thanh của thiên nhiên như tiếng nước chảy, sóng biển, mưa rơi hoặc nhạc nhẹ không lời. Khi bé đã quen với từ khóa báo hiệu đến giờ ngủ, hãy sử dụng các từ khóa này để trấn an bé vào giờ ngủ hoặc khi bé tỉnh dậy giữa chừng. Tuy nhiên, mẹ không sử dụng khi bé đang khóc hoặc khi đang quấy gắt.
Bước 6
Đặt bé vào giường ngủ bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Bế bé dậy ngay khi bé bắt đầu khóc. Việc này đòi hỏi cha mẹ phải phân biệt được đâu là tiếng khóc buồn ngủ, đâu là tiếng khóc báo hiệu bé thức giấc và có xu hướng quấy khóc.
Trước khi đặt bé xuống giường, mẹ có thể đung đưa nhẹ nhàng, đợi bé im lặng và đặt bé xuống. Trong lúc đặt bé xuống, giữ cho tay bố/mẹ vòng quanh người bé trong vài phút thay vì dừng đột ngột để bé không giật mình. Nếu bé vẫn tiếp tục khó chịu, mẹ lại đặt tay vòng quanh người bé, thì thầm từ khóa, vỗ lưng hoặc chạm nhẹ bé cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Trong trường hợp, bé khó chịu hơn hoặc khóc lớn tiếng, mẹ hãy bế bé lên và đu đưa cho đến khi bé thức giấc hoàn toàn, mẹ lại đặt bé xuống lần nữa. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi bé tự ngủ được.
Bước 7
Sau một thời gian áp dụng phương pháp ngủ không nước mắt, có thể là vài ngày hoặc 1 tuần. Nếu bé đã quen với việc được bế, vỗ về, an ủi, rồi để bé từ từ chìm vào giấc ngủ thì hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Bé cần được trấn an khi thức giấc, khó chịu
Khi bé đã được đặt xuống, nếu bé khó chịu, cố gắng không bế bé lên hay đu đưa nữa, chỉ vòng tay qua và vỗ nhẹ, thì thầm đến khi bé chìm vào giấc ngủ thì bỏ tay ra. Nếu bé tỉnh ngủ thì mẹ làm lại từ đầu, nhất định không bế bé lên.
Bước 8
Nếu bé đã quen với phương pháp luyện ngủ không nước mắt, mẹ không cần bế lên sau khi được đặt vào giường, hãy chuyển sang bước tiếp theo. Khi mẹ đặt bé xuống, nếu bé khó chịu, mẹ hãy đứng cạnh cũi của bé, thì thầm từ khóa, vỗ hoặc chạm nhẹ bé, nhưng tuyệt đối không vòng tay ôm bé. Làm thế cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Có mất nhiều thời gian của mẹ nhưng cần kiên trì để tạo nên thói quen ngủ cho bé. Nếu bé lại tỉnh và khóc, mẹ hãy trấn an bé nhưng làm thật nhanh và dứt khoát.
Bước 9
Khi bé đã quen với các bước trên, mẹ nên hạn chế xuất hiện và giảm dần sự trợ giúp. Khi đặt bé vào cũi, nếu bé khó chịu, mẹ hãy đứng cách cũi của bé một khoảng và sử dụng từ khóa báo hiệu đến giờ ngủ cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Dần dần, mẹ nên giãn dần khoảng cách ra đến tận cửa phòng. Nếu bé lại tỉnh và khóc, hãy trấn an bé nhưng làm thật nhanh và dứt khoát.
Bước 10
Kéo giãn khoảng cách hỗ trợ đến ngoài cửa phòng của bé, nơi bé không nhìn thấy ai. Lúc này mẹ chỉ cần nói những từ khóa hoặc bật nhạc cho để báo hiệu cho bé ngủ, cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Nếu bé tỉnh lại và khóc, mẹ có thể vào phòng trấn an bé nhưng hãy làm thật nhanh và dứt khoát, đồng thời giảm dần sự xuất hiện và trợ giúp bé. Tương tự, hãy thực hiện y hệt với vấn đề thức dậy nhiều lần vào ban đêm của bé.
>>> Tham khảo lợi ích và hướng dẫn: Uống nước trước khi đi ngủ <<< |
4. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp ngủ không khóc
Xây dựng lịch trình ngủ nghỉ cố định cho trẻ. Không chỉ xây dựng lịch trình ngủ nghỉ cố định vào ngày mà cả ban đêm, hoặc mẹ điều chỉnh lịch trình ban ngày để bé có giấc ngủ ban đêm sâu hơn.
Cho bé ngủ sớm. Tốt nhất là cho bé ngủ sớm từ khoảng 6 giờ 30 đến 7 giờ tối. Lúc này, trẻ chưa quá mệt và buồn ngủ, điều này giúp cho quá trình ngủ của trẻ diễn ra dễ dàng hơn. Nếu không được ngủ đúng giờ, trẻ sẽ càng mệt mỏi và buồn ngủ, quấy khóc và dẫn tới tình trạng khó ngủ. Nhiều chuyên gia cho rằng những trẻ đi ngủ sớm thường sẽ có xu hướng ngủ được nhiều hơn và phát triển tốt hơn.
Mẹ nên cho bé đi ngủ sớm trong quá trình áp dụng phương pháp
Thay đổi từ từ. Bố mẹ không nên thay đổi giờ ngủ của bé quá đột ngột, cần có sự dịch chuyển từ từ, ví dụ từ 9 giờ 30 xuống 7 giờ, 6 giờ. Sự thay đổi dần giúp bé dễ dàng thích nghi và ít quấy khóc hơn.
Lên lịch trình phù hợp cho việc tấm, đọc sách, hát ru, đi ngủ…tất cả nên được thực hiện vào khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Không phản hồi lại những âm thanh mà bé tạo ra.Không phải lúc nào âm thanh trẻ tạo ra cũng là tiếng khóc thật của con. Không phải lúc nào bé khóc cũng cần mẹ xuất hiện và giúp đỡ. Nếu mẹ không chắc về điều này, mẹ có thể đứng ở ngoài cửa theo dõi con một lúc (khoảng 1-2 phút) để xem có thực sự là con đang khóc hay không. Mục tiêu là tránh trường hợp trẻ vẫn đang ngủ nhưng bố mẹ bước vào và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.
Chuẩn bị cho bé chiếc nệm chất lượng. Mẹ đang trang bị cho bé rất nhiều thứ để áp dụng phương pháp luyện ngủ không nước mắt. Nếu bé được ngủ trên chiếc nệm chất lượng, chắc chắn bé sẽ có cảm giác dễ chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Bố mẹ có thể ghé showroom của LMG tại khu đô thị Sala, Q.2. Tại đây, nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn cho bố mẹ những chiếc nệm phù hợp với không gian ngôi nhà, cùng phương pháp ngủ phù hợp với độ tuổi của bé và một giấc ngủ chất lượng cho các thành viên trong gia đình bạn.
>>> Tham khảo lợi ích và hướng dẫn: Uống rượu vang trước khi đi ngủ <<< |
Xem thêm các mẫu giường tại đây. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0902 886 907 để biết thông tin chi tiết và được tư vấn thêm về Combo Giường – Nệm xứng hợp nhu cầu sử dụng và phong cách sống, trải nghiệm “Giấc ngủ nghệ thuật” mang dấu ấn của độc bản LMG
LMG (Luxury Mattress Gallery) – Showroom nệm sang trọng đẳng cấp hàng đầu
Hotline: 0902 886 907
Email: sala@lmgworld.com
Địa chỉ showroom: Sala City, 95 Nguyễn Cơ Thạch, TP. Thủ Đức, TP.HCM